“MỌI SỰ CỐ GẮNG CHƯA CHẮC ĐÃ GẶT GÁI ĐƯỢC KẾT QUẢ NHƯNG MỖI KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CHẮC CHẮN LÀ CẢ MỘT QUÁ TRÌNH CỐ GẮNG”

Thầy hỏi: “Thái tử không nghe lời, liệu có thể ‘đánh’ không?”, câu trả lời “4 chữ” của đế Chu Nguyên Chương khiến hậu thế thán phục

Thứ năm - 23/06/2022 08:06
Càng là người có tu dưỡng, sự nghiệp thành công, tiền đồ sáng sủa quang minh, thì càng biết cách “tôn Sư trọng Đạo”, còn những người không làm nên được thành tựu gì lớn lao, không chịu học hỏi, thì thường sẽ không biết ơn và kính trọng thầy cô, và những người giáo dục chúng ta nên người.
Thầy hỏi: “Thái tử không nghe lời, liệu có thể ‘đánh’ không?”, câu trả lời “4 chữ” của đế Chu Nguyên Chương khiến hậu thế thán phục
Chu Nguyên Chương quan tâm đến giáo dục của con cái
Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương), Ông là vị Hoàng đế khai quốc của Hoàng triều nhà Minh. Chu Nguyên Chương từ nhỏ đã sống trong một gia đình nghèo khó. Để gây dựng nhà Minh, ông đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết và trải qua nhiều khó khăn.
Không chỉ đối với viêc trị quốc, về vấn đề giáo dục con cái, ông cũng rất coi trọng. Dạy dỗ các thái tử nên người, đối với ông là không thể mơ hồ và sơ xuất, đặc biệt là đối với thái tử của ông: Chu Tiêu.

Chu Tiêu là con trai cả của Chu Nguyên Chương. Khi Chu Tiêu chào đời, điều này đối với Chu Nguyên Chương mà nói, thì đây quả là một niềm vui to lớn. Chu Nguyên Chương cũng đặt hy vọng rất lớn vào người con trai cả. Bởi vậy, ông đã ra sức tìm chọn cho con trai một người thầy có học vấn uyên thâm, đạo đức cao thượng, và đó chính là Tống Liêm. Tống Liêm là một người thông minh và có trí nhớ vô cùng tốt, tinh thông mọi việc.

Chu Nguyên Chương rất coi trọng tài năng của Tống Liêm. Điều này có thể thấy được thông qua cách Chu Nguyên Chương đích thân mời Tống Liêm về làm thầy của con mình. Ngay từ khi Chu Nguyên Chương khởi nghĩa và chiêu mộ nhân tài, ông đã rất ngưỡng mộ, khâm phục những người có nhân cách như vậy.

“Thái tử không nghe lời, liệu có thể đánh không”?
Chu Nguyên Chương đã phái cận thần của mình là Quách Anh đến thỉnh mời Tống Liêm xuất sơn (xuống núi), nhưng cuối cùng không thể thỉnh mời được ông. Sau này, đích thân Chu Nguyên Chương đã cùng Chu Tiêu đến tìm gặp Tống Liêm để bái Sư, học thầy. Tống Liêm cảm nhận được sự chân thành của Chu Nguyên Chương, sau đó còn yêu cầu Chu Tiêu dập đầu bái sư, nhận Tống Liêm làm thầy. Kể từ đó, Tống Liêm bắt đầu nhận lời bái sư của Chu Tiêu.

Tuy nhiên, Tống Liêm vẫn còn băn khoăn và có chút do dự, Chu Tiêu dù sao cũng là thái tử, là con trai của hoàng đế, nếu thái tử không nghe lời thì phải làm sao? Do vậy, Tống Liêm đã hỏi Chu Nguyên Chương rằng: “Nếu thái tử bướng bỉnh và ngoan cố, không nghe lời, có thể đánh không?” Tống Liêm hiểu rõ rằng đây là câu hỏi liều lĩnh, nhưng ông lại muốn thông qua đó để thấy được sự chân thành của Chu Nguyên Chương.
Chu Nguyên Chương vốn dĩ là người hiểu phép tắc, hiểu được muốn thành nhân thì trước hết phải hiểu được Tôn Sư trọng Đạo, sau khi suy ngẫm một hồi lâu, ông chỉ nói 4 chữ: “Bất tử tức khả”

4 chữ này đã khiến Tống Liêm cảm nhận sự chân thành, từ đó, ông quyết định dốc lòng dạy dỗ Chu Tiêu.

Sau này, Chu Tiêu được học những tác phẩm kinh điển, Chu Tiêu sinh ra là thân Hoàng tộc, từ nhỏ sống trong nhung lụa và an lạc, nhưng lại không có thói trăng hoa, nghịch ngợm và hoang phí. Dưới sự giáo dục của Tống Liêm, Chu Tiêu lớn lên với tấm lòng nho nhã, từ bi, tốt bụng, siêng năng và chu đáo,…

Cảm ngộ cho bậc làm cha mẹ: Tôn Sư trọng Đạo là gốc rễ làm người, bất kính với thầy cô, sẽ không có con ngoan
Từ câu chuyện của Đế Chu Nguyên Chương tìm thầy dạy con, chúng ta có thể thấy được vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người. Chu Tiêu là Thái tử nhưng vẫn luôn kính trọng Thầy, tôn Sư trọng Đạo, cũng là bởi vì Chu Tiêu có người cha thấu tình đạt lý.

Ngoại trừ cha mẹ ra, giáo viên chính là người duy nhất trên thế gian này luôn hy vọng chúng ta thành danh, đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
Càng là người có tu dưỡng, sự nghiệp thành công, tiền đồ sáng sủa quang minh, thì càng biết cách “tôn Sư trọng Đạo”, còn những người không làm nên được thành tựu gì lớn lao, không chịu học hỏi, thì thường sẽ không biết ơn và kính trọng thầy cô, những người góp phần dưỡng dục chúng ta nên người.

Đối với con trẻ ở độ tuổi đi học mà nói, phần lớn thời gian là ở trên trường dành cho giáo viên và các bạn cùng lớp. Nếu phụ huynh không tôn trọng giáo viên, thậm chí phụ huynh không tôn trọng giáo viên của chính mình, vậy thì con cái của họ cũng dần bị ảnh hưởng bởi cách “giáo dục” này.

Kết quả là, trên con đường trưởng thành không ai thúc đẩy sự phát triển của con trẻ, bởi vậy nên rất khó thành tài, không thể tạo dựng nên điều gì lớn lao.

Một giáo viên có kinh nghiệm đều biết rằng: “Một học sinh, chỉ cần có lòng tôn trọng với thầy cô, hiếu kính cha mẹ thì sẽ không khó để “chuyển hóa” chúng. Ngược lại, nếu một học sinh không coi cha mẹ, giáo viên ra gì, thì quả thực là “vô phương cứu chữa”, rất khó có thể hóa độ.

Điều ác nhỏ không thay đổi, cuối cùng sẽ trở thành điều ác lớn. Việc thiện nhỏ không tích, thì sẽ khó tích được đại đức. Không tôn trọng giáo viên, không khiêm tốn học hỏi, vậy thì làm sao có thể trở thành một đứa trẻ có triển vọng, có tương lai sáng lạn?
Phẩm chất ưu tú và xuất sắc của đứa trẻ, không phải sinh ra đã có sẵn, mà là thông qua thời gian sẽ thay đổi một cách vô tri vô giác, chính là trong quá trình chúng quan sát từng hành động và lời nói của cha mẹ, từ đó thấm nhuần vào tâm hồn đứa trẻ.

“Bạn là người như thế nào, con bạn sẽ là người như thế”, một ngôi trường có danh tiếng lớn đến đâu, cũng không sánh bằng cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái, bởi cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái.

Muốn giáo dục người khác, trước tiên hãy giáo dục chính mình.

Trong quá trình nuôi dạy con, mỗi ông bố bà mẹ hãy trở thành những bậc phụ huynh thông thái, khiến bản thân mình trở nên tốt hơn, đề cao phẩm cách, sự tu dưỡng của chính mình, bảo trì nguyên tắc, mở rộng khuôn mẫu, thì những đứa trẻ của chúng ta sẽ có môi trường tu dưỡng lý tưởng, trở nên ưu tú, xuất sắc hơn.

Nguồn tin: vandieuhay.net

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay2,677
  • Tháng hiện tại93,690
  • Tổng lượt truy cập1,919,435
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây