“MỌI SỰ CỐ GẮNG CHƯA CHẮC ĐÃ GẶT HÁI ĐƯỢC KẾT QUẢ NHƯNG MỖI KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CHẮC CHẮN LÀ CẢ MỘT QUÁ TRÌNH CỐ GẮNG”

Hướng dẫn trỏ domain về hosting theo 2 cách

Thứ bảy - 16/04/2022 21:38
Trỏ domain về hosting là cách thức để trang web có thể được truy cập từ người dùng.Domain và Hosting là 2 phần riêng biệt, chúng được kết nối với nhau nhờ DNS Server hay máy chủ phân giải tên miền – giúp dịch domain thành địa chỉ IP của hosting.
Hướng dẫn trỏ domain về hosting theo 2 cách
Trước khi thực hiện trỏ domain về hosting, ta nên nắm được một số thuật ngữ quan trọng.
NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI TRỎ DOMAIN VỀ HOSTING
Khi bạn gõ tên miền(domain) trên trình duyệt,nó sẽ không thể truy cập thẳng vào Hosting chứa website mà nó sẽ tìm tới nhà nơi bán domain đó -> truy vấn DNS Servers của domain để xem domain đó trỏ tới địa chỉ IP nào -> sau khi có địa chỉ IP, thì trình duyệt mới truy cập thẳng vào Hosting nhờ biết địa chỉ IP của nó. Xem hình minh họa bên dưới:

1-Địa chỉ IP của Hosting
Mỗi Hosting được gắn cho một địa chỉ IP (public IP) duy nhất để người dùng truy cập vào đó. Địa chỉ IP này có 2 phiên bản IPv4 (ví dụ 139.59.224.112) …và phiên bản mới chưa được dùng phổ biến là IPv6 .
Khi mua hosting, bạn sẽ được cấp miễn phí một IP gắn với Hosting đó. Và tất nhiên nếu bạn gõ địa chỉ này trên trình duyệt, bạn sẽ truy cập vào được Hosting. Nhưng với vô số websites trên mạng, theo cách này bạn sẽ phải có một cuốn sổ khổng lồ gấp cả ngàn lần cuốn danh bạ điện thoại để lưu IP của các trang web.
Để giải quyết vấn đề này Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) mới ra đời nhằm thiết lập sự liên kết tương ứng giữa các địa chỉ IP với những định danh cụ thể (domain)…Nhờ đó, thay vì nhớ và gõ IP của trang web để truy cập, ta chỉ cần nhớ tên miền ứng với trang web đó.
2-Domain
Domain – hay tên miền là một tên định danh (duy nhất) dùng để trỏ tới các Hosting bằng cách gán nó với địa chỉ IP. Ví dụ thay vì bạn gõ 139.59.224.112 để trình duyệt truy cập vào trang web của VHW, bạn chỉ cần gõ tên miền vuihocweb.com …vì tên miền này đã đươc trỏ tới ip 139.59.224.112.
Mỗi domain là một phần trong hệ thống tên miền (DNS) thế giới được quản lý cấp cao nhất bởi tổ chức ICANN.
3- DNS Servers hay NameServers
Trước hết ta cần làm rõ một số khái niệm nhiều người hay nhầm lẫn:
DNS – Domain Name System là hệ thống tên miền, được phát minh năm 1984 với mục đích thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP (hosting) và tên miền (domain). Hệ thống tên miền được thiết lập bởi vô số các máy chủ phân giải tên miền DNS Servers khắp thế giới.
DNS Servers hay NameServers máy chủ phân giải tên miền là các máy chủ cài phần mềm DNS Software để thực hiện việc lưu trữ và diễn dịch các tên miền thành địa chỉ IP tương ứng. Các DNS Server trên thế giới có tính liên thông nhau, nhờ đó chúng hỗ trợ dữ liệu cho nhau để tạo thành hệ thống tên miền DNS.
Dịch vụ DNS – Là những dịch vụ cho phép bạn dùng NameServers của họ để thực hiện nhiệm vụ phân giải domain thành IP tương ứng. Khi mua domain, ta có thể dùng NameServers của nhà cung cấp domain, hoặc của nhà cung cấp hosting, vps hoặc của những dịch vụ cung cấp DNS trung gian như CloudFlare…Tất nhiên NameServers của mỗi nhà cung cấp sẽ hoạt động nhanh chậm khác nhau, dù không đáng kể.
HAI BƯỚC CẦN THIẾT ĐỂ TRỎ DOMAIN VỀ HOSTING
Domain và Hosting kết nối được với nhau nhờ các NameServers (DNS Servers), do đó ta cần phải thực hiện 2 bước:
Khai báo cho domain các NameServers sẽ dùng để dịch domain đó thành ip bằng cách nhập các NS Records (ví dụ ns1.hawkhost.com,ns2.hawkhost.com nếu bạn muốn dùng các NameServers của dịch vụ Hosting HawkHost)
Khai báo cho NameServers đó địa chỉ IP của Hosting bằng cách nhập các bảng ghi DNS Records
Bước 1-Khai báo cho Domain các NameServers sẽ dùng bằng NS Records
Mỗi máy chủ phân giải tên miền (NameServers) đều có một địa chỉ gắn riêng cho nó gọi là các NS Records. Ta sẽ báo các địa chỉ này cho domain để nó biết phải dùng NameServers nào.
Khi bạn mua domain, thì mặc định sẽ dùng NameServers của nhà cung cấp domain, nên các NS records đã được add sẵn cho domain (ví dụ ns1.name.com, ns2.name.com của name.com). Nếu bạn muốn dùng luôn NameServers này, thì cứ để nguyên.
Nếu muốn dùng NameServers của nhà cung cấp khác thì hãy thay các NS Records mặc định bằng cái của nhà cung cấp kia.
Bước 2-Khai báo IP của hosting với NameServers bằng DNS Records
Khi đã thông báo cho domain các NameServers mài nó phải dùng, thì bạn cần thông báo địa chỉ IP của hosting cho các NameServers đó để khi có truy vấn gởi tới, nó sẽ phân giải tên miền của bạn thành địa chỉ IP của hosting chứa trang web.
Việc khai báo IP cho NameServers được thực hiện dưới dạng các DNS records…ta có khá nhiều DNS Record khác nhau, dù thực sự thường chỉ dùng 2 cái đầu thôi:
A Record – Address là tên đầy đủ, nó chính là địa chỉ IP của hosting hay vps.
CNAME Record – Canonical Name là bảng ghi để tạo ra các tên bí danh (alias) dùng với tên miền chính trỏ tới IP. Ta thường xuyên dùng CNAME để tạo ra các subdomain (tên miền con) ứng với domain trỏ về IP hay tạo ra các tài khoản ftp, mail…
MX Record – Mail Exchange dùng để xác định mail server cho domain nếu bạn dùng email theo tên miền.
PTR Record – Pointer dùng phân giải địa chỉ IP sang một CNAME trên host.
Cũng lưu ý khi bạn dùng NameServers của nhà cung cấp Hosting thì DNS records đã được khai báo sẵn ứng với IP của gói Hosting đó. Bạn không cần làm bước này và có thể xem lại hoặc khai báo thêm DNS Records cho các IP khác trong Zone Editor của Cpanel.
TỔNG KẾT
Hai cách thực hiện, một là dùng NameServes của nhà cung cấp Domain, hai là dùng NameServers của chính Hosting.

Nguồn tin: vuihocweb.com

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập275
  • Hôm nay3,784
  • Tháng hiện tại54,818
  • Tổng lượt truy cập2,080,209
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây